Truyền thông thương hiệu là gì? Cách xây dựng truyền thông thương hiệu hiệu quả.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải tập trung vào xây dựng các chiến dịch truyền thông thương hiệu hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần hiểu rõ ý nghĩa và cách thức thực hiện chiến lược truyền thông thương hiệu một cách tối ưu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Truyền thông thương hiệu là gì
Truyền thông thương hiệu là quá trình quảng bá và phổ biến thương hiệu của doanh nghiệp đến đối tượng khách hàng tiềm năng, từ đó tạo ra sự tiếp cận gần gũi và thu hút họ đến với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, việc tự động quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng là rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp triển khai thành công các chiến dịch truyền thông thương hiệu, nó sẽ giúp xây dựng lòng tin vững chắc với khách hàng.
Điều này sẽ làm cho quá trình quyết định mua hàng của khách hàng nhanh chóng hơn, giảm thiểu thời gian để quyết định và tăng cơ hội để giữ chân khách hàng mới.
Truyền thông thương hiệu rút ngắn thời gian quyết định mua hàng của khách hàng
Vai trò của truyền thông thương hiệu
Tạo dựng niềm tin
Qua việc triển khai hàng loạt các chiến dịch truyền thông quy mô lớn và liên tục, kết hợp với sự xuất hiện của các KOL và bằng chứng khoa học, doanh nghiệp đã xây dựng được một mối liên kết tin cậy với khách hàng. Nhờ đó, khách hàng đã cảm thấy an tâm và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu cung cấp.
Thay đổi quan điểm về hành vi
Bằng cách tập trung vào nhu cầu và quan tâm của khách hàng, doanh nghiệp có thể thay đổi quan điểm hành vi của họ theo hướng mong muốn. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần cung cấp các giải pháp và động lực thích hợp để giúp khách hàng tiếp thu những ý tưởng mới và thay đổi quan điểm của mình theo hướng có lợi.
Nâng cao giá trị của thương hiệu
Để nâng cao giá trị của một thương hiệu, cần tập trung vào các giá trị mà thương hiệu đó đem lại, như sự đáng tin cậy và tác động tích cực đến người tiêu dùng. Qua việc truyền thông thương hiệu một cách hiệu quả, giá trị của thương hiệu sẽ tăng nhanh chóng, đồng thời làm tăng giá trị của sản phẩm mà thương hiệu đại diện.
Mỗi thương hiệu sẽ đáp ứng được một hành vi tiêu dùng của khách hàng khác nhau
Trở nên quen thuộc, gần gũi và quan trọng với khách hàng
Qua việc truyền tải thông điệp của thương hiệu đến khách hàng, chúng ta có thể tạo ra sự gần gũi và tạo niềm tin trong khách hàng. Không chỉ đơn thuần là xây dựng niềm tin, mà còn giúp ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của người xem, từ đó khách hàng sẽ trở thành những sứ giả quảng bá cho thương hiệu đó.
Mục đích cuối cùng của việc truyền thông thương hiệu là kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh số và thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng
Các hình thức truyền thông thương hiệu
Truyền thông trực tiếp
Truyền thông thương hiệu trực tiếp là một trong những hình thức truyền thông truyền thống. Nó bao gồm việc sử dụng đội ngũ nhân viên trực tiếp đến các địa điểm đông người như khu dân cư, chợ, siêu thị,... để giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Quy mô truyền thông này không phụ thuộc vào ngân sách quảng cáo của doanh nghiệp, mà tùy thuộc vào khả năng tổ chức và triển khai của đội ngũ nhân viên trực tiếp.
Ưu điểm truyền thông thương hiệu trực tiếp
- Cho phép doanh nghiệp nắm bắt tâm lý của đa số khách hàng một cách chính xác, từ đó đưa ra thông điệp phù hợp để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Dễ dàng thuyết phục khách hàng và tạo ra chuyển đổi bán hàng một cách dễ dàng hơn so với các hình thức truyền thông khác.
- Đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông thương hiệu trực tiếp bằng cách theo dõi doanh số bán hàng, từ đó đánh giá và tối ưu hóa chiến lược truyền thông của mình.
Tuy truyền thông thương hiệu trực tiếp có nhiều ưu điểm, nhưng cũng không thể tránh khỏi những hạn chế. Đầu tiên, hình thức này tốn kém chi phí do cần phải thuê đội ngũ nhân viên trực tiếp, chuẩn bị tài liệu quảng cáo và thiết bị hỗ trợ. Thứ hai, đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và mất thời gian để có thể đến được với khách hàng một cách chính xác và hiệu quả. Cuối cùng, để triển khai thành công chiến dịch truyền thông thương hiệu trực tiếp, doanh nghiệp cần phải có đội ngũ nhân lực đông đảo, tốn công sức và tài nguyên để tập huấn và quản lý.
Có hai hình thức khi xây dựng truyền thông thương hiệu
>>> Xem thêm: Hiểu về nghề Marketing - Làm Marketing là làm gì?
Truyền thông gián tiếp
Truyền thông gián tiếp là một hoạt động truyền thông thương hiệu, trong đó chủ thể truyền thông sẽ không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng tiếp nhận mà sẽ truyền thông bằng sự hỗ trợ của một người trung gian hoặc là những phương tiện kỹ thuật để truyền tải thông điệp.
Truyền thông gián tiếp cũng sẽ có những ưu và nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
-
Quy mô đối tượng tiếp nhận rộng, những đối tượng có thể tiếp nhận cùng một lúc.
-
Cách thức truyền thông điệp và phương tiện truyền thông phong phú.
-
Có tốc độ tác động nhanh chóng và kịp thời.
-
Tác động được về lý trí, tình cảm đem đến kết quả truyền thông hiệu quả cao và thuyết phục nhanh.
- Nhược điểm:
-
Chỉ truyền được thông tin một chiều hoặc là nhận phản hồi chậm, khó nắm bắt.
-
Vì đối tượng tiếp nhận truyền thông lớn, sẽ gặp khó khăn trong việc chọn đề tài, ngôn ngữ phù hợp và mang tính hấp dẫn.
Hiện nay, truyền thông gián tiếp sẽ có ba hình thức truyền thông khác nhau:
-
Truyền thông đại chúng: thông điệp được tải qua những phương tiện truyền thông có trả tiền dưới dạng in ấn phẩm như báo, tạp chí, thư gửi trực tiếp…Truyền thông quảng bá như truyền hình, truyền thanh, web.. Truyền thông trưng bày như Banner, bảng hiệu, Poster.. Truyền thông điện tử như băng ghi âm, ghi hình, đĩa hình..
-
Bầu không khí: bao gồm yếu tố hữu hình ở nơi bán, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Yếu tố này sã tác động mạnh vào cảm nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm (nơi cung cấp dịch vụ, thái độ nhân viên..).
-
Các sự kiện: đây là công việc có chủ tâm, nhằm truyền tải thông điệp đến công chúng (tổ chức họp báo, lễ khai trương, bảo trợ các hoạt động thể thao).
Cách xây dựng truyền thông thương hiệu hiệu quả
Để có một chiến lược xây dựng truyền thông thương hiệu đạt hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đi từng bước vững chắc để xây dựng lên một kế hoạch tổng thể có hệ thống. Những bước trước chính là yếu tố hỗ trợ cho các bước sau để phát triển được mục tiêu chung.
Bước 1: Xác định mục tiêu truyền thông
Đây chính là bước đầu tiên trong kế hoạch xây dựng truyền thông thương hiệu. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nắm rõ được thước ngắm của mình. Nếu một doanh nghiệp không có mục tiêu cụ thể, điều này sẽ dẫn đến không thể xác định được hướng đi cụ thể. Và để làm được vấn đề này, doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu trong chiến dịch truyền thông.
Mỗi khách hàng sẽ có đặc điểm, yêu cầu và sở thích khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải hiểu khách hàng mục tiêu của mình, dựa vào những cơ sở này có thể bắt đầu xây dựng một chiến lược truyền thông hiệu quả. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu về khách hàng mục tiêu của mình thông qua những yếu tố nhân khẩu, sở thích, lối sống và khả năng chi tiêu..
Khi xây dựng truyền thông thương hiệu cần phải hiểu rõ được khách hàng mục tiêu của thương hiệu mình
Bước 2: Xác định mục tiêu muốn đạt được
Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu của chiến dịch, tiếp đến doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu chiến dịch truyền thông thương hiệu của mình. Mục tiêu ở đây chính là những gì mà doanh nghiệp muốn đạt được sau khi chiến dịch thương hiệu hoàn thành.
Khi doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu thì đây sẽ là cơ sở để đo lường hiệu quả của chiến lược truyền thông thương hiệu. Mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến phải phù hợp với đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đã xác định trước đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải dựa vào khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng, mức độ gia tăng doanh số.
Bước 3: Xây dựng thông điệp cốt lõi
Để xác định được thông điệp cốt lõi của một doanh nghiệp và ghi nhận nó vào tâm trí khách hàng, doanh nghiệp cần tìm ra những yếu tố quan trọng đang chú trọng. Từ thông điệp đó, doanh nghiệp có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ, gây ảnh hưởng và thay đổi nhận thức, thậm chí hành vi của khách hàng.
Bước 4: Chọn kênh truyền thông thích hợp
Việc lựa chọn kênh truyền thông là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các chiến dịch truyền thông thương hiệu cho doanh nghiệp. Tùy thuộc vào hình thức truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn, có thể sử dụng các kênh truyền thông trực tiếp hoặc gián tiếp để tiếp cận với khách hàng.
Bằng cách chọn đúng kênh truyền thông phù hợp, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau cũng là một cách để tối ưu chiến dịch truyền thông thương hiệu của doanh nghiệp.
Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh
Trong quá trình thực hiện chiến dịch truyền thông thương hiệu, việc xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu quả là rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Đánh giá này giúp cho doanh nghiệp biết được điểm mạnh và điểm yếu của chiến dịch, từ đó có thể cải thiện và tối ưu hóa tối đa các hoạt động truyền thông của mình.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đo lường hiệu quả của chiến dịch truyền thông của mình, bao gồm tạo ra các báo cáo kinh doanh chi tiết và chính xác để phân tích dữ liệu.
Khi thực hiện một kế hoạch truyền thông thương hiệu, cần phải đo lường kết quả nhận được để có thể điều chỉnh phù hợp
Một số chiến dịch truyền thông thương hiệu nổi bật
"Đi để trở về" của Biti's Hunter
Biti’s Hunter đã thực hiện hai mùa chiến dịch “Đi để trở về” vào dịp Tết với mục tiêu là mong muốn khách hàng nhớ đến thương hiệu, trở thành thương hiệu Top Of Mind mỗi mùa tết, sở hữu platform “Homing”.
Chiến dịch truyền thông thương hiệu của Biti’s Hunter đã diễn ra nhanh gọn như sau:
- MV ca nhạc “Đi để trở về” gây bão trên Youtube.
- Nổ ra một cuộc tranh luận về chủ đề “Đi hay trở về” trên các trang mạng xã hội Facebook với sự tham gia của những KOLs như: Phan Ý Yên, Phở, Giang Hoàng.. và sử dụng các hashtag #teamdi, #teamtrove.
- Tổ chức cuộc thi chia sẻ ý nghĩa nhất năm trên Facebook với hơn 120.000 người tham gia.
- Các bài PR xuyên suốt chương trình được trải dài trên khắp mặt báo.
Biti’s đã hợp tác với ngôi sao được giới trẻ thần tượng để thực hiện truyền thông thương hiệu của mình
"Thương hiệu nhất quán" của Coca-Cola
Chiến dịch truyền thông của Coca - Cola chúng ta có thể biết rất nhiều, vì họ sử dụng nhiều kênh truyền thông để triển khai các chiến dịch của mình, tuy nhiên với sự nhất quán của kiên định thông qua thiết kế đã đem lại thành công lớn cho Coca - Cola.
Dựa trên sự nhất quán về gìn giữ chuẩn mực công ty và bám chắc giá trị thương hiệu, Coca-Cola đã luôn làm mới thương hiệu của mình khi xuất hiện trước công chúng. Điều này đã giúp họ không trở nên nhàm chán và luôn có những điểm riêng biệt để khách hàng luôn nhận ra thương hiệu mọi lúc mọi nơi.
"Just Do it" của Nike
Là một thương hiệu thời trang ra đời vào năm 1988, Nike đã thực hiện chiến dịch “Just Do It” để giới thiệu các vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp để nói về thành tích của họ và những cảm xúc khi họ tập thể dục.
Những câu chuyện của những vận động viên sẽ gợi lên phản ứng cảm xúc ngay lập tức ở người xem và khiến những người xem phải tự hỏi rằng “nếu những vận động viên này có thể làm được thì tại sao tôi không thể?”.
“Điều kỳ diệu của một thương hiệu là thương hiệu đó khơi dậy được cảm giác tích cực ở khách hàng”. Điều này nó lan tỏa mạnh mẽ đến nỗi niềm của nhiều khách hàng từ đó họ sẽ liên hệ đến Nike để có thể chia sẻ những câu chuyện cá nhân của họ, nhờ vào những yếu tố này doanh nghiệp dễ dàng phát triển thương hiệu của mình và tạo hình ảnh đẹp trong ánh nhìn của khách hàng.
Để truyền thông thương hiệu có thể phát huy tối đa khả năng của mình thì đây là một công việc khó khăn và sẽ đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe. Truyền thông thương hiệu luôn hướng tới mục tiêu dài hạn vì vậy khi xây dựng truyền thông thương hiệu cần xác định nhiều yếu tố liên quan đến thương hiệu của mình.
>>> Tham gia cộng đồng kinh doanh lớn nhất Việt Nam: Vietnam Business News
>>> Xem nhiều bài học kinh doanh, kinh tế hữu ích: Kênh youtube KIEN THUC KINH TE official
28/04/2023