Mon - Sat 9:00am - 6:00pm / Sunday

Tổng hợp công thức Copywriting giúp tăng tương tác trên Social media

Tổng hợp công thức Copywriting giúp tăng tương tác trên Social media

Để một bài viết Copywriting thành công, nó phải truyền tải đúng thông điệp và giá trị mà người đọc mong muốn. Dù bạn có sở hữu nội dung độc đáo đến đâu nhưng thiếu đi yếu tố này, khách hàng cũng sẽ rời đi. Dưới đây là tổng hợp các công thức copywriting giúp bạn dễ dàng hơn trong việc truyền đạt câu chuyện của mình và kết nối sâu hơn với người đọc

Công thức Copywriting BAB (Before - After - Bridge)

Đây là công thức phổ biến nhất, gồm ba yếu tố quan trọng:

  • Before: Mô tả tình trạng ban đầu của khách hàng trước khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • After: Đưa ra tình trạng mong muốn mà khách hàng có thể đạt được sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

  • Bridge: Liên kết những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại để tạo ra sự thay đổi từ trạng thái trước đến trạng thái sau.

Yếu tố trong công thức BAB

Yếu tố trong công thức BAB

Công thức này thường được sử dụng rộng rãi trong các ngành như sức khỏe, làm đẹp, mỹ phẩm, vì con người luôn khao khát trở nên xinh đẹp và thu hút hơn, đặc biệt trong thời đại số ngày nay.

Công thức Copywriting PAS

PAS là công thức áp dụng trong việc thuyết phục khách hàng và thúc đẩy họ đưa ra hành động. PAS là kết hợp các chữ cái đầu của các từ:

  • Problem: Tập trung vào các vấn đề và tình trạng khách hàng đang đối diện.

  • Agitate: Tạo sự căng thẳng và làm nổi bật vấn đề, làm cho nó trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Solve: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó, và đây chính là sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang quảng cáo.

Công thức này thường được áp dụng trong các bài viết quảng cáo trên Facebook, đặc biệt là trong lĩnh vực trung tâm Tiếng Anh, với câu chuyện "Thiếu Tiếng Anh bất lợi ra sao".

>>> Xem thêm: Hiểu về nghề Marketing - Làm Marketing là làm gì? 

Công thức Copywriting FAB (Features - Advantages - Benefits)

Công thức FBA sẽ tập trung vào ưu điểm và giá trị mang lại của sản phẩm để tạo động lực cho khách hàng hành động. Gồm 3 yếu tố:

  • Features: Đặc điểm và tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ cần quảng cáo.

  • Advantages: Những lợi thế vượt trội của sản phẩm hoặc dịch vụ so với đối thủ.

  • Benefits: Những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng.

Yếu tố trong công thức FAB

Yếu tố trong công thức FAB

Tuy nhiên, điểm quan trọng để thành công trong công thức này là tạo ra lợi ích hấp dẫn đối với khách hàng. Nếu tập trung quá nhiều vào tính năng hoặc ưu điểm của sản phẩm, nội dung có thể không đạt được hiệu quả. Hãy nhớ rằng "Khách hàng cần một cái lỗ sâu 3 phân, chứ không chỉ cần một cây khoan dài 3 phân."

Công thức Copywriting 4C (Clear - Concise - Compelling - Credible)

Trên thực tế, 4C không phải là một công thức Copywriting, mà nó là một tiêu chuẩn mà một bài viết cần phải đáp ứng. Để một bài viết được coi là tốt, nó cần đáp ứng 4 yếu tố sau:

  • Rõ ràng (Clear): Nội dung của bài viết phải được truyền đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu và không gây nhầm lẫn cho người đọc.

  • Ngắn gọn (Concise): Thông điệp trong bài viết cần được trình bày một cách ngắn gọn, tránh sự lặp lại và tối ưu hóa sự diễn đạt.

  • Thuyết phục (Compelling): Nội dung bài viết cần có sức thuyết phục, đưa ra lập luận và logic chặt chẽ để thuyết phục người đọc về ý kiến hoặc giá trị mà bài viết muốn truyền đạt.

  • Đáng tin cậy (Credible): Nội dung bài viết cần được chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể, thông tin đáng tin cậy và tài liệu hỗ trợ, giúp xây dựng lòng tin và uy tín của tác giả.

Công thức Copywriting 4U (Useful – Urgent – Unique – Ultra-specific)

Công thức 4U cũng là một danh sách các yếu tố quan trọng trong việc tạo ra nội dung chất lượng, đặc biệt trong các bài viết quảng cáo và các đề tài nóng hay đang được quan tâm. Công thức 4U gồm:

  • Useful: Bài viết cần cung cấp giá trị và thông tin hữu ích cho độc giả, giúp họ giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của mình.

  • Urgent: Bài viết cần tạo ra sự cấp thiết và sự khẩn trương trong việc đọc và hành động ngay lập tức. Điều này thường liên quan đến việc tận dụng các xu hướng mới, sự kiện nóng hổi hoặc deadline gấp.

  • Unique: Nội dung cần có điểm đặc biệt, sáng tạo và khác biệt so với những gì đã có trên thị trường. Điều này giúp thu hút sự chú ý của người đọc và tạo ra sự phân biệt với đối thủ cạnh tranh.

  • Ultra-specific: Bài viết cần trình bày thông tin một cách cụ thể, ngắn gọn và không mơ hồ. Điều này giúp người đọc dễ dàng hiểu và tìm thấy thông tin cần thiết một cách nhanh chóng.

Công thức Copywriting AIDA

Được coi là một công thức kinh điển và tựa như một quyển kinh thánh của ngành nghề content marketing, AIDA là một công cụ mạnh mẽ với khả năng áp dụng dễ dàng và có hiệu quả cao. Nó thường được sử dụng để mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ. Công thức AIDA bao gồm bốn thành phần:

  • Attention: Bước đầu tiên là thu hút sự chú ý của người đọc.

  • Interest: Tiếp theo, tạo ra sự quan tâm với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

  • Desire: Kích thích nỗi đau hoặc tạo nhu cầu trong khách hàng.

  • Action: Kêu gọi đến hành động, khuyến khích khách hàng mua hàng hoặc thực hiện hành động cần thiết.

Mô hình Copywriting AIDA

Mô hình Copywriting AIDA

Công thức Copywriting A FOREST

A Forest là một loại nội dung dạng dài (long - form),  cung cấp một chuỗi thông tin có giá trị nhằm thuyết phục khách hàng và hỗ trợ họ trong việc ra quyết định. Công thức này bao gồm 7 dạng thông tin nhỏ sau:

  • Alliteration: Sử dụng sự lặp lại âm tiết để tạo hiệu ứng gợi nhớ và sự nhất quán trong nội dung.

  • Facts: Trình bày các sự thật và thông tin chính xác để cung cấp cho khách hàng.

  • Opinions: Đưa ra các luận điểm và quan điểm cá nhân để tạo sự tham gia và tranh luận.

  • Repetition: Sử dụng sự lặp lại các yếu tố quan trọng để làm nổi bật và tăng cường hiệu quả truyền thông.

  • Examples: Đưa ra các ví dụ và dẫn chứng cụ thể để minh họa và làm rõ ý kiến.

  • Statistics: Sử dụng các con số và thống kê để truyền tải thông tin số liệu và chứng minh tính hợp lý của nội dung.

  • Threes: Sử dụng sự lặp lại một ý kiến hoặc thông tin ba lần để tạo sự nhất quán và dễ nhớ.

Yếu tố trong công thức A FOREST

Yếu tố trong công thức A FOREST

A Forest thường không phù hợp với các nền tảng như mạng xã hội yêu thích thông tin nhanh. Loại nội dung này sẽ có hiệu quả tốt nhất với khách hàng đặc biệt, như trang Landing Page, trang web, hoặc khi quyết định mua hàng đòi hỏi thời gian và liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao.

Công thức Copywriting 5 cản trở (The 5 basic objections)

Có nhiều yếu tố cản trở khiến khách hàng do dự và không đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Để giải quyết những thắc mắc và băn khoăn này, công thức sau đây tập trung vào việc thuyết phục khách hàng và đưa ra giải pháp cho 5 khúc mắc phổ biến:

  • Tôi không đủ tiền.

  • Tôi không có thời gian.

  • Tôi không thích.

  • Tôi không tin.

  • Tôi không cần.

Một bài viết thành công là khi ngay cả người viết cũng không thể tìm ra lý do nào trong 5 yếu tố cản trở trên. Điều này đồng nghĩa với việc bài viết đã đưa ra những giải pháp thuyết phục và hấp dẫn, giúp khách hàng vượt qua các rào cản và đưa ra hành động.

Công thức Copywriting 4P (Picture - Promise - Prove - Push) 

Nếu bạn đang cần tạo nội dung tương tác trên mạng xã hội, công thức 4P sẽ là lựa chọn phù hợp nhất trong trường hợp này. 4P giúp thu hút sự chú ý và tương tác của người đọc thông qua các yếu tố sau:

  • Picture: Sử dụng một hoặc nhiều hình ảnh hấp dẫn để thu hút sự chú ý và tò mò từ khách hàng.

  • Promise: Đưa ra lời cam kết với khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, tạo sự tin tưởng và hứa hẹn giá trị cho khách hàng.

  • Prove: Cung cấp những dẫn chứng cụ thể, thông tin và chứng minh để chứng minh lời cam kết trước đó.

  • Push: Kêu gọi khách hàng thực hiện hành động như mua hàng hoặc chốt sale.

Yếu tố trong công thức 4P

Yếu tố trong công thức 4P

Công thức này là một trong những cách viết bài quảng cáo cơ bản và dễ áp dụng nhất trong các công thức trước đó. Với khả năng tiếp thị trực tiếp và sự đầu tư vào hình ảnh, công thức này đặc biệt hữu dụng trong các ngành dựa nhiều vào hình ảnh như thời trang, nhà hàng - F&B,...

Công thức Copywriting 3S (Star - Story- Solution)

Công thức 3S là một công thức viết nội dung dựa trên storytelling (kể chuyện). Trong công thức này, câu chuyện được xây dựng với cốt truyện, nhân vật, tình tiết mâu thuẫn, cao trào và đoạn kết hợp lý. Qua câu chuyện đó, bạn (sản phẩm/dịch vụ) đóng vai trò người hùng giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Một bài viết theo công thức 3S thường có cấu trúc sau:

  • Star: Là nhân vật chính của câu chuyện, có thể là người mua hàng, người sử dụng sản phẩm/dịch vụ hoặc công ty của bạn.

  • Story: Một câu chuyện xây dựng xung quanh nhân vật chính, với một phần cao trào hấp dẫn để kích thích sự hứng thú của người đọc. 

  • Solution: Trình bày giải pháp mà nhân vật chính đã thực hiện để giải quyết vấn đề gặp phải. Từ đó, lồng ghép sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn quảng cáo vào câu chuyện.

Tuy nhiên, hãy nhớ không quá chìm đắm vào câu chuyện mà bỏ qua việc hài hòa sản phẩm/dịch vụ hoặc tạo ra sự kỳ lạ không thích hợp cho người đọc.

>>> Xem thêm: Kiến thức SEO cơ bản cho người mới bắt đầu 

Công thức Copywriting SCH (Star - Chain - Hook)

Công thức SCH là một cách hiệu quả để tạo sự chú ý và thuyết phục người đọc, bao gồm các yếu tố sau:

  • Star: Đây có thể là nhân vật chính, sản phẩm/dịch vụ hoặc ý tưởng mà bạn muốn truyền tải.

  • Chain: Sử dụng các dẫn chứng khoa học, lợi ích hoặc lý do mạnh mẽ để thuyết phục khách hàng tin rằng nhân vật chính là đúng.

  • Hook: Tạo ra một kêu gọi mạnh mẽ để khách hàng đưa ra hành động ngay lập tức.

Công thức SCH đặc biệt phù hợp khi bạn muốn quảng cáo các sản phẩm/dịch vụ có nhiều đối thủ trên thị trường, khi khách hàng đang lưỡng lự không biết nên chọn sản phẩm/dịch vụ nào.

Công thức Copywriting ACCA (Awareness - Comprehension - Conviction - Action)

ACCA hoạt động theo một quy trình giúp khách hàng nhận thức về sự thật đằng sau một sản phẩm hoặc dịch vụ và thuyết phục họ đưa ra hành động. Quy trình này tương tự như bài diễn văn của các chính khách, khiến người dân tin tưởng và ủng hộ họ. ACCA được xây dựng dựa trên các bước sau:

Yếu tố trong công thức ACCA

Yếu tố trong công thức ACCA

  • Tạo nhận thức (Awareness): Mô tả tình trạng hoặc vấn đề nghiêm trọng mà khách hàng chưa nhận thức hoặc chưa biết đến.

  • Hiểu (Comprehension): Cung cấp các dẫn chứng và phân tích chi tiết hơn để giúp khách hàng hiểu rõ vấn đề và khơi gợi sự quan tâm của họ.

  • Thuyết phục (Conviction): Tăng cường vấn đề và đề xuất các giải pháp đơn giản mà khách hàng có thể thực hiện để giải quyết tình trạng. Một bài viết ACCA hiệu quả có thể khiến người đọc cảm thấy có trách nhiệm hành động.

  • Hành động (Action): Kêu gọi khách hàng thực hiện hành động cụ thể, ví dụ như click vào liên kết để tìm hiểu thêm, tham gia sự kiện hoặc liên hệ thông qua số hotline.

Công thức này đạt hiệu quả cao khi được áp dụng trong việc tuyên truyền hoặc kêu gọi hành động liên quan đến các vấn đề xã hội mà cộng đồng chưa chú ý đến.

Công thức Copywriting 1 - 2 - 3 - 4

Đối với một thương hiệu nổi tiếng, công thức 1-2-3-4 là một phương pháp tạo nội dung hoàn hảo để tiếp cận khách hàng mới. Đây là một cách trực tiếp và không sử dụng nhiều kỹ thuật ẩn dụ hay phân tích, dựa trên 4 câu hỏi cơ bản:

  • Tôi có sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang tìm kiếm.

  • Sản phẩm/dịch vụ này sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề sau đây.

  • Tôi là ai, tại sao tôi có thể giúp bạn và tại sao bạn nên tin tưởng vào tôi.

  • Bạn phải làm gì để đạt được giải pháp này?

Nếu bạn có đủ thông tin về nhu cầu của khách hàng, công thức 1-2-3-4 sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của người đọc một cách đơn giản và hiệu quả.

Công thức Copywriting AICPBSAWN 

Công thức này giúp viết các bài viết dài và chi tiết (dạng long - form) thuyết phục khách hàng với những sản phẩm đắt tiền và đòi hỏi thời gian để quyết định, như trang landing page chẳng hạn. Các phần trong công thức bao gồm:

  • Attention (Chú ý): Sử dụng một tiêu đề lạ lùng, một câu hỏi hấp dẫn hoặc lời mời gọi để thu hút sự quan tâm của người đọc và giới thiệu USP (đặc điểm duy nhất) của sản phẩm/dịch vụ.

  • Interest (Quan tâm): Cung cấp giá trị bổ trợ cho tiêu đề để giữ chân khách hàng qua một đoạn ngắn.

  • Credibility (Sự uy tín): Xác định sự đáng tin cậy bằng cách đưa ra các căn cứ như kinh nghiệm, thông tin đã được xác thực hoặc nghiên cứu chuyên môn.

  • Prove (Chứng minh): Cung cấp bằng chứng để chứng minh những điều đã nêu ra và tạo niềm tin.

  • Benefits (Lợi ích): Liệt kê tất cả các lợi ích của sản phẩm/giải pháp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, hỗ trợ và bổ sung cho các thông tin đã chứng minh.

  • Scarcity (Sự khan hiếm): Tạo cảm giác khan hiếm để khách hàng cảm thấy gấp gáp và thúc đẩy họ hành động.

  • Action (Hành động): Hướng dẫn người đọc các bước cần thực hiện để đạt được lợi ích.

  • Warn (Cảnh báo): Đưa ra các hậu quả tiêu cực của việc không hành động để tạo động lực mạnh mẽ.

  • Now (Ngay bây giờ): Kêu gọi hành động bằng cách nhấn mạnh việc cần hành động ngay, bổ sung cho lời cảnh báo phía trên.

Công thức 7 bước của Bob Stone

  • Bước 1: Hãy cam kết lợi ích to lớn nhất của bạn ngay trong tiêu đề hoặc đoạn khởi đầu. 

  • Bước 2: Mở rộng bài viết bằng cách tập trung vào lợi ích quan trọng nhất mà bạn mang lại. 

  • Bước 3: Hãy cung cấp thông tin cụ thể về những gì độc giả sẽ nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. 

  • Bước 4: Đồng thời, đưa ra bằng chứng và phản hồi từ khách hàng để chứng minh tính xác thực và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.

  • Bước 5: Đừng quên thông báo cho độc giả về những gì họ sẽ mất nếu không hành động ngay. 

  • Bước 6: Hãy khẳng định lại lợi ích nổi bật của bạn một lần nữa trước khi kết thúc bài viết. 

  • Bước 7: Sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA) để kích thích hành động ngay lập tức.

Sử dụng CTA để kích thích khách hàng hành động

Sử dụng CTA để kích thích khách hàng hành động

Với công thức này, bạn có thể viết các nội dung hiệu quả để kích thích sự quan tâm của khách hàng và thuyết phục họ hành động ngay lập tức. Tránh việc dùng đạo văn giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và thu hút hơn.

Công thức Copywriting 6 + 1

Công thức "6+1" được đề xuất bởi chuyên gia content marketing Danny Iny, ông là tác giả của cuốn sách thành công "The Audience Revolution". Công thức này gồm 6 bước như sau:

  • Tạo bối cảnh (Context)

  • Gây ấn tượng (Attention)

  • Khơi dậy ham muốn (Desire)

  • Chỉ ra khoảng hở (The Gap)

  • Đưa ra giải pháp (Solution)

  • Thúc đẩy Hành động (Call to Action)

Sự khác biệt của công thức này so với các công thức khác là mục "Số 1 cuối cùng" - Quy tắc lòng tin (Credibility). Nó không thuộc vào một bước cụ thể mà phải xuất hiện trong suốt quá trình triển khai 6 bước trên. Điều này cho thấy tầm quan trọng của lòng tin, vì chỉ có lòng tin mới khiến người đọc tiến từ bước này sang bước khác.

Qua việc thể hiện sự hiểu biết về hoàn cảnh của người đọc, chứng minh hiệu quả của phương pháp đã được chứng thực và mong muốn mang lại giá trị của bạn thông qua việc sử dụng cấu trúc chặt chẽ, rõ ràng và từ ngữ đơn giản nhưng trọng tâm, bạn có thể thuyết phục người đọc đưa ra quyết định mua hàng. Tránh việc sử dụng đạo văn giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và hấp dẫn hơn.

>>> Xem thêm: Xu hướng truyền thông xã hội cuối 2023 - Đầu 2024 

Công thức Copywriting OATH (Oblivious - Apathetic - Thinking - Hurting)

  • Oblivious: Quên lãng

  • Apathetic: Thờ ơ / Không chú ý

  • Thinking: Đang suy nghĩ / cân nhắc

  • Hurting: Tuyệt vọng

Công thức này sẽ giúp bạn định hướng nội dung của mình dựa trên tâm lý và nhu cầu của người đọc. Họ có thể đang ở giai đoạn nào trong việc nhận thức về sản phẩm của bạn? Phạm vi này kéo dài từ người không biết gì về sản phẩm của bạn ("quên lãng") cho đến những người đang cần một giải pháp cấp thiết ("tuyệt vọng"). Việc nhận biết khán giả của bạn đang ở đâu trong phạm vi này sẽ giúp bạn xác định cách tiếp cận và xây dựng nội dung của mình

Công thức Copywriting 4A (Aware - Attitude - Act - Act again)

Trong bối cảnh người đọc trở nên khó tính hơn và không muốn tiếp tục tiếp nhận nội dung trùng lặp, công thức "4A" đã nổi lên như một giải pháp cho vấn đề này.

Công thức "4A" được coi là phiên bản "con" của AIDA và tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua một quy trình phễu. Tuy nhiên, nó không gây khó chịu cho những khách hàng khó tính. 4A bao gồm 4 yếu tố chính:

  • Aware – Nhận biết

  • Attitude – Thái độ

  • Act – Hành động

  • Act again – Lặp lại hành động

Mô hình Copywriting 4A

Mô hình Copywriting 4A

Bằng việc tập trung vào hai yếu tố quan trọng, đó là hành động và lặp lại hành động, công thức 4A giúp người dùng phát triển một thói quen sử dụng sản phẩm. Đồng thời, qua quá trình này, người dùng cũng sẽ tạo nhiều ấn tượng và nhận thức sâu hơn về thương hiệu, giúp thương hiệu tạo ra một sắc màu độc đáo và ấn tượng.

Công thức Copywriting 5A (Awareness - Appeal - Ask - Action - Advocate)

Công thức 5A là sự tiến hóa của công thức 4A theo sự biến đổi của thị hiếu và thị trường, và được áp dụng trong mô hình Marketing dành riêng cho thời đại số, với sự đóng góp của Philip Kotler, "cha đẻ" của marketing hiện đại.

Mô hình 5A bao gồm 5 giai đoạn:

  • Awareness – Nhận biết

  • Appeal – Khả năng thu hút

  • Ask – Tìm hiểu

  • Action – Hành động

  • Advocate – Ủng hộ thương hiệu

Mô hình 5A tập trung vào tính linh hoạt bằng cách thay đổi cấu trúc bài viết để phù hợp với bối cảnh cụ thể của nội dung. Thậm chí, nếu thương hiệu đã có sản phẩm chất lượng, độ uy tín cao trên thị trường và bộ phận chăm sóc khách hàng tốt, chúng ta có thể bỏ qua các bước trước và nhảy thẳng vào hành động.

Công thức Copywriting APP (Agree - Promise - Preview)

Nếu bạn là một người thường xuyên theo dõi các xu hướng mới nhất về SEO và Marketing, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Brian Dean. Brian Dean đã đạt được một sự hiệu quả đáng kinh ngạc với việc sử dụng phương pháp APP (Agree, Promise, Preview) trong các bài viết của mình.

Yếu tố trong công thức APP

Yếu tố trong công thức APP

Cấu trúc của công thức APP rất đơn giản và bao gồm ba phần:

  • Đồng ý (Agree): Nhận ra vấn đề mà người đọc đang gặp phải, thừa nhận và đồng ý với vấn đề đó. Điều này giúp xác định một liên kết với người đọc và khẳng định rằng bạn hiểu được những gì họ đang trải qua.

  • Hứa (Promise): Hứa rằng bạn sẽ giải quyết vấn đề của người đọc. Đây là lời cam kết của bạn về những gì bạn sẽ đưa ra trong bài viết và làm thế nào để giúp người đọc vượt qua vấn đề đó.

  • Xem trước (Preview): Cho người đọc biết những gì sẽ được trình bày trong bài viết. Điều này giúp tạo sự quan tâm và tò mò, đồng thời cho phép người đọc dễ dàng định hình và có cái nhìn tổng quan về nội dung sẽ được trình bày.

Công thức APP có thể được áp dụng trong việc tạo ra các bài viết cho website hoặc mô tả video cho YouTube. Đơn giản trong cách triển khai ý tưởng, công thức này giống như một quả táo thần kỳ, giúp bạn vượt qua những thời điểm khó khăn trong việc tạo ý tưởng cho bài viết và đồng thời thu hút khách hàng một cách hiệu quả.

Việc sử dụng công thức APP giúp bạn xác định cấu trúc rõ ràng cho nội dung của mình, giúp vượt qua những khó khăn về ý tưởng khi viết bài. Đồng thời, nó cũng giúp bạn thu hút khách hàng một cách hiệu quả bằng cách tạo sự đồng thuận và cam kết giải quyết vấn đề của họ.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu về các công thức Copywriting có thể tăng tương tác trên Social media. Hãy thử áp dụng chúng và tìm ra những công thức phù hợp nhất với thị trường và khách hàng của bạn.

20/07/2023

Share this post

Về EKCORP

Đội ngũ EK luôn sẵn sàng cung cấp những ý tưởng sáng tạo, đón đầu xu hướng và phù hợp với mục tiêu kinh doanh, mục tiêu tài chính cho bạn. Hãy liên hệ với EK ngay hôm nay để nhận những tư vấn hữu ích cùng những ưu đãi độc quyền.

Nhận Tư Vấn

Timeout !Get new captcha
Bài Viết Mới